anh bia 1
anh nen
bia 2

Kế hoạch Liên hoan đội nghệ thuật măng non Nhà thiếu nhi các tỉnh phía Bắc, năm 2013

(Cập nhật: 3/2/2015 4:05:07 PM)

Kế hoạch số 06/KH - TT

TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM HDHĐ THIẾU NHI TRUNG ƯƠNG

                                  ***                     

                        Số: 06/KH - TT                         Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2013

                           

KẾ HOẠCH

Tổ chức Liên hoan đội nghệ thuật Măng non với chủ đề 

“Bay cao tiếng hát ước mơ” Nhà thiếu nhi các tỉnh phía Bắc, năm 2013

---

Kính gửi:    Ban Giám đốc Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động

                   Thanh Thiếu nhi các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Thự hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X về tăng cường vai trò phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; Chương trình hoạt động của hệ thống Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi toàn quốc, năm 2013; Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2012 - 2013. Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, thống nhất của thường trực Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương - Trung ương Đoàn xây dựng Kế hoạch tổ chức Liên hoan đội nghệ thuật Măng non với chủ đề “Bay cao tiếng hát ước mơ”Nhà thiếu nhi các tỉnh phía Bắc, năm 2013 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Liên hoan nhằm mang đến cho các em một sân chơi bổ ích và lý thú giúp các em có điều kiện thể hiện, phát huy khả năng, năng khiếu về văn hóa nghệ thuật; tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho thiếu nhi. Thông qua Liên hoan giúp các em hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa của đất nước Việt Nam, giúp các em hiểu và thêm yêu quê hương, yêu đất nước.

2. Liên hoan là hoạt động bổ ích thiết thực, góp phần đổi mới nội dung hoạt động của các Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi; là dịp để các đơn vị được giao lưu, học hỏi, trao đổi văn hóa nghệ thuật, giới thiệu và biểu diễn các tác phẩm dành cho thiếu nhi góp phần làm phong phú hơn đời sống âm nhạc và văn hóa tinh thần cho thiếu nhi, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

3. Yêu cầu: Liên hoan phải được tổ chức chặt chẽ, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với tâm lý thiếu nhi đồng thời phải mang tính giáo dục cao, thu hút sự tham gia đông đảo thiếu nhi đang học tập, sinh hoạt tại các Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi các tỉnh khu vực phía Bắc.

II. ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG.

1. Đối tượng: Thiếu nhi từ 6 - 15 tuổi, đang học tập trong trường học, sinh hoạt tại các Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi và ở địa bàn dân cư các tỉnh phía Bắc, có niềm đam mê, yêu thích ca hát, tham gia nhiệt tình hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi đều được tham gia Liên hoan.

2. Số lượng: Tổng số thiếu nhi của mỗi đoàn tham gia Liên hoan tối thiểu là 15 người(kể cả múa phụ hoạ, dẫn chương trình); dàn nhạc (chỉ đệm nhạc) và cán bộ phụ trách(không tính trong tổng số lượng thiếu nhi).

III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC.

1. Thời gian: Cuối tháng 7/2013 (dự kiến trong khoảng thời gian từ 25/7/2013 đến 28/7/2013).

2. Địa điểm: Thành phố Hà Nội.

IV. CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG.

          1. Chủ đề: “Bay cao tiếng hát ước mơ”

2. Nội dung: Ca ngợi tình yêu đối với quê hương, đất nước, nhà trường, thầy cô và bạn bè; thể hiện ước mơ, tình cảm, trách nhiệm của thiếu nhi đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.

V. HÌNH THỨC.

          1. Thể loại: Thể loại tham gia Liên hoan bao gồm: Ca, Múa, Nhạc.

1.1. Ca: Thể loại ca bao gồm các tiết mục: đơn ca, song ca (hoặc tam ca) và tốp ca; các bài hát dự Liên hoan phải thể hiện bằng tiếng Việt phổ thông; các thí sinh hát các bài hát bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số thì phải có ít nhất một lần hát bằng tiếng Việt phổ thông (hoặc thuyết minh phần lời dịch ra tiếng Việt); thí sinh tham gia không quá 01 tiết mục đơn ca trong chương trình Liên hoan (khuyến khích sử dụng các tác phẩm mới đã tham dự cuộc vận động sáng tác ca khúc về Đội và thiếu nhi nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh).

1.2. Múa: Thể loại múa gồm: Múa đơn, múa đôi, tốp múa (phần múa minh họa cho hát và minh họa cho biểu diễn nhạc cụ không tính là tiết mục múa dự Liên hoan); khuyến khích các tiết mục mang âm hưởng dân gian, dân tộc như: Hát múa đồng dao, mô phỏng các trò chơi, trò diễn dân gian… phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi; trong một chương trình Liên hoan có không quá 01 tiết mục thể loại múa.

1.3. Nhạc: Thể loại nhạc gồm: Độc tấu, song tấu, tam tấu, hoà tấu nhạc cụ dân tộc và hiện đại; trong chương trình Liên hoan có không quá 01 tiết mục thể loại nhạc.

2. Các đoàn tự giới thiệu chương trình dự Liên hoan của mình.

3. Nhạc đệm, trang trí sân khấu.

          3.1. Các đoàn có nhu cầu sử dụng nhạc của Ban Tổ chức phải đăng ký trước (cùng với bản đăng ký chương trình dự thi) và sẽ được bố trí thời gian ghép nhạc; các Đoàn có bản nhạc riêng (hoặc hình thức khác) phải tự chuẩn bị nhạc cụ và bố trí thời gian ra vào không quá 3 phút để tránh ảnh hưởng đến kế hoạch chung.

          3.2. Tuyệt đối không được hát nhép trên sân khấu; nếu dùng băng, đĩa nhạc đệm thay cho dàn nhạc thì không được dùng băng, đĩa đã có ghi âm phần lời (kể cả hát bè, đọc lời bình) của bài hát.

         3.3. Trang trí sân khấu thêm của mỗi đoàn trong phần biểu diễn dự thi (nếu có) chỉ được che khuất tiêu đề và Lôgô sân khấu Liên hoan không quá 5 phút.

          4. Yêu cầu chung về chương trình biểu diễn: Bắt buộc chương trình biểu diễn phải đảm bảo có: 01 tiết mục hát đơn ca; 01 tiết mục múa độc lập; 01 tiết mục hát múa tốp ca hoặc đồng ca.

5. Thời gian thi và thứ tự biểu diễn.

          5.1. Thời gian biểu diễn của mỗi đoàn tối thiểu là 15 phút và không quá 30 phút (thời gian được tính từ lúc đoàn giới thiệu chương trình của đoàn mình).

 Nếu chương trình biểu diễn quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm của từng thành viên Ban Giám khảo theo nguyên tắc:

          + Trừ 1 điểm: Nếu thời gian biểu diễn của toàn đoàn quá 1 phút;

+ Trừ 2 điểm: Nếu thời gian biểu diễn của toàn đoàn quá 2 phút; 

+ Trừ điểm: Nếu thời gian biểu diễn của toàn đoàn quá từ 3 phút trở lên. 

5.2. Thứ tự biểu diễn dự thi của mỗi đoàn được xác định bằng cách rút thăm. Ban Tổ chức có quyền chọn đoàn biểu diễn đầu tiên sau Khai mạc.

6. Hồ sơ đăng ký.

6.1. Hồ sơ đăng ký tham gia Liên hoan: Danh sách đăng ký dự thi và hồ sơ của đoàn(theo mẫu) gửi trước ngày 05 tháng 7 năm 2013 theo 2 hình thức:

+ Chuyển theo đường bưu điện ngoài phong bì ghi rõ “Hồ sơ tham dự Liên hoan đội nghệ thuật Măng non, năm 2013” về địa chỉ:

Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương

Số 02 Bình Minh - thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

ĐT: 04.3676.0890; Fax: 04.3676.3618

+ Chuyển vào hộp thư điện tử: ppctd11110@gmail.com (sau đó chuyển bản chính trước ngày về tham dự Liên hoan)

6.2. Phiếu dự Liên hoan dán ảnh 3x4 chụp năm 2013 của mỗi thành viên (trưởng đoàn và cán bộ phụ trách gửi ảnh 3x4 của mình cho Ban tổ chức).

6.3. Nội dung, chương trình biểu diễn tại Liên hoan.

6.4. Bản đăng ký, danh sách thành viên tham dự Liên hoan được Giám đốc Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi các tỉnh, thành phố ký, đóng dấu.

* Yêu cầu.

- Các đoàn dự thi có mặt tại địa điểm tổ chức Liên hoan trước 01 ngày để làm các thủ tục bốc thăm, chạy chương trình, liên hệ và bố trí nơi ăn nghỉ...

          - Các thành viên phải luôn đeo thẻ do Ban Tổ chức cấp trong suốt quá trình tham dự Liên hoan.

          - Phương tiện đi lại của các đoàn phải gắn Logo Liên hoan để tiện cho việc di chuyển và tham gia giao thông tại địa bàn tổ chức Liên hoan.

            VI. CƠ CẤU TỔ CHỨC.

            1. Ban chỉ đạo, Ban tổ chức.

- Đại diện Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

- Đại diện Thường trực Hội đồng Đội Trung ương;

- Đại diện lãnh đạo Cục văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch;

- Đại diện lãnh đạo Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương;

- Đại diện lãnh đạo Ban Công tác thiếu nhi, Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn;

- Đại diện lãnh đạo đơn vị tổ chức đăng cai.

2. Ban Giám khảo.

- Ban Giám khảo Liên hoan gồm các thành viên là nhạc sĩ, biên đạo múa của Hội nhạc sĩ Việt Nam, Hội nghệ sĩ múa Việt Nam, các nhà chuyên môn của Trung ương và địa phương có trình độ chuyên môn cao, gần gũi và am hiểu phong trào văn nghệ của thiếu nhi.

- Các thành viên Ban Giám khảo do Ban Tổ chức Liên hoan mời.

          3. Cách tính điểm tiết mục, điểm chương trình và điểm toàn đoàn.        

3.1. Điểm tiết mục: Được chấm theo thang điểm 10, là điểm trung bình cộng của Ban giám khảo chấm cho các tiết mục.

          3.2. Điểm chương trình: Được chấm theo thang điểm 10, bao gồm:

          - Thể hiện sáng tạo hiệu quả nội dung, tư tưởng, chủ đề của Liên hoan; kết cấu hài hoà giữa các tiết mục của toàn bộ chương trình (4 điểm).

          - Thể hiện sắc thái thiếu nhi, tươi trẻ, trong sáng, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc (3 điểm).

          - Các tiết mục biểu diễn có chất lượng và tạo được ấn tượng về mặt nghệ thuật, nội dung và hình thức biểu diễn (3 điểm).

          3.3. Điểm toàn đoàn:

          - Bằng điểm trung bình cộng của các tiết mục nhân hệ số hai, cộng với trung bình cộng của điểm chương trình.

          - Đoàn có số điểm cao xếp trên. Nếu số điểm bằng nhau đoàn nào có điểm chương trình cao hơn được xếp trên, sau đó sẽ xét đến số lượng tiết mục nhất, nhì, ba hoặc huy chương vàng, bạc, đồng.

- Đối với các đoàn vi phạm thể lệ của Liên hoan như: Không đủ số lượng thí sinh, thể loại tham gia; trang trí sân khấu sẽ không được chấm điểm chương trình và không được xếp loại toàn đoàn mà chỉ được tính giải các tiết mục.

VII. KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT.

1.     Khen thưởng.

- Ban Tổ chức căn cứ vào điểm toàn đoàn để tặng Bằng khen, Cờ cho các đoàn đạt giải Nhất, Nhì, Ba và các giải khác.

- Huy chương vàng, bạc, đồng (nếu có) cho các tiết mục đạt điểm cao tính từ trên xuống theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Kết quả tham dự Liên hoan là một trong những căn cứ để Hội đồng Đội Trung ương đánh giá thi đua khen thưởng các mặt công tác của các Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm Văn hóa thanh thiếu nhi, năm 2013.

 

2. Kỷ luật.

- Tập thể, cá nhân nào vi phạm quy định của Ban Tổ chức tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ phê bình, cảnh cáo đến huỷ bỏ thành tích Liên hoan của cá nhân vi phạm và thành tích của đơn vị có cá nhân vi phạm.

- Giám đốc các Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm Văn hóa thanh thiếu nhi các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức về các vi phạm của đơn vị. Tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ được xử lý từ cảnh cáo đến thông báo rộng rãi trong toàn hệ thống Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi toàn quốc.

            VIII. KINH PHÍ.

          1. Trung ương.

 Chịu trách nhiệm kinh phí tổ chức Liên hoan; bằng khen; giải thưởng; truyền thông, báo chí tuyên truyền các hoạt động của Liên hoan.

          2. Địa phương.

          2.1. Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi xây dựng chương trình và lập kế hoạch, dự trù kinh phí trình lãnh đạo có thẩm quyền duyệt cấp kinh phí tổ chức Liên hoan: tập luyện, ăn, ở, đi lại trong quá trình tham dự Liên hoan tại Trung ương.

          2.2. Chế độ tập luyện cho thiếu nhi, cán bộ phụ trách, phục vụ áp dụng theo các thông tư của Bộ Tài chính và theo khả năng của từng đơn vị.

          2.3. Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi cần tranh thủ các nguồn tài trợ để tăng cường điều kiện tổ chức cho Liên hoan ở cấp cơ sở, đồng thời hỗ trợ kinh phí cho đoàn tham gia các hoạt động tại Liên hoan.

          2.4. Mỗi đoàn đóng góp 500.000đ (năm trăm ngàn đồng) để tổ chức đi thăm và tặng quà cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn đơn vị đăng cai.

            IX. CÔNG TÁC TỔ CHỨC.

1. Liên hoan tổ chức dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương. Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương là cơ quan thường trực Liên hoan.

          2. Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi lập kế hoạch báo cáo Ban Thường vụ Đoàn - Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố để có kế hoạch hướng dẫn, tổ chức Liên hoan theo phạm vi quản lý và vào thời điểm thích hợp.

3. Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tổ chức Liên hoan ở cơ sở;  gửi báo cáo về Trung ương để tổng hợp báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn (qua Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương) trước ngày 20 tháng 7 năm 2013.

          4. Địa chỉ liên hệ với Ban Tổ chức: Đ/c Vũ Ngọc Thương, Phó trưởng phòng Phòng Phương pháp công tác Đội và trẻ em, Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương; Số 02 Bình Minh, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.

ĐT: (04)3676.0890 - Di động: 0983.660.987/0916.191.740

              Fax: (04)3676.3618 - Email: ppctd11110@gmail.com .

Các đơn vị tham gia khai thác các văn bản, tài liệu về Liên hoan trên trang webiste:http://trungtamthieunhitw.vn của Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương.

          Trên đây là Kế hoạch tổ chức Liên hoan đội nghệ thuật Măng non với chủ đề “Bay cao tiếng hát ước mơ” Nhà thiếu nhi các tỉnh phía Bắc, năm 2013. Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương đề nghị các Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi các tỉnh, thành phố báo cáo Cấp ủy, chính quyền, Ban Thường vụ Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh, thành phố và triển khai thực hiện theo đúng Kế hoạch đã đề ra./.

Nơi nhận:      

- Như kính gửi (th/hiện);    

- Ban Bí thư TW Đoàn (b/cáo);

- Đ/c Nguyễn Thị Hà - Bí thư TWĐ   

Chủ tịch HĐĐ TW (b/cáo);

- Ban CTTN - HĐĐ TW (p/hợp);

- VP TW Đoàn (t/hợp);                                               

- Lưu VP TT   

 GIÁM ĐỐC

 

(Đã ký)         

 

Nguyễn Đình Kiểm

* Tải file văn bản gốc tại đây.