anh bia 1
anh nen
bia 2

MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

(Cập nhật: 5/10/2016 8:33:07 PM)

Để thúc đẩy phong trào xây dựng trường học thân thiện, BGD có kế hoạch đưa các trò chơi dân gian vào trường học. Đây là một chủ trương đúng đắn, duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc. Giáo dục học sinh nhiều đức tính tốt thong qua các trò chơi. Xin giới thiệu với các thầy cô một số trò chơi dành cho học sinh tiểu học . Các thầy cô hãy giúp các em vui vẻ với những trò chơi tập thể này.

1. Trò chơi: CƯỚP CỜ

* Dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội

* Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình. 
+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. 
+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số

* Luật chơi:
+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc
+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua
+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn
+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau

 

 


2. Trò chơi: THẢ CHÓ

* Cách chơi:
+ Một bạn đóng vai “chú chó”
+ một bạn đóng vai “ ông chủ”
+ các bạn còn lại đống vai “thỏ con”
+ các bạn cùng hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chếp chôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”
+ một bạn làm ông chủ xoè ngữa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại

* Luật chơi:
+ khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ
+ khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoản thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó
+ khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chại nhanh đến chổ vật ông chũ tả chạm vào. và quay về chạm ông chủ. khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay chéo nhau đặc lên lổ tay.nêu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó

Các trò chơi tổ chức cho trẻ vào tiết Sinh hoạt tập thể

Trò chơi là một hoạt động thu hút được thiếu nhí bởi tính hấp dẫn của nó. Với đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thích cái mới, cái hấp dẫn, ham chơi, khi tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi Phụ trách Đội không thể không đưa nội dung trò chơi vào nội dung hoạt động của liên đội, chi đội. Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi cho thiếu nhi cán bộ Đội cần chú ý đến vấn đề sau: 

- Lựa chọn trò chơi phù hợp với tâm đặc điểm tâm lí lứa tuổi, văn hoá vùng miền, giới tính để các em đều có thể tham gia trò chơi mạnh dạn tự tin hơn.
- Bố trí thời gian tổ chức trò chơi hợp lí, vừa sức vừa mức để đảm bảo sức khoẻ cho thiếu nhi.

- Biết dừng lại việc tổ chức trò chơi đúng lúc. 
- Thay đổi hình thức của trò chơi một cách linh hoạt, sáng tạo để tránh sự nhàm chán với các em. 
- Tránh việc quá chú trọng sự phân định thắng thua, hoặc đánh giá việc thma gia chơi của các đội vì sẽ tạo nên sự ganh đua, gây mất đoàn kết.

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi tổ chức trò chơi.


Phần 2. Một số  trò chơi cho thiếu nhi

1. Ban nhạc hòa tấu

 Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1:
 Thực hiện tiếng trống “Thùng thình”
+ Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ “Tóc tóc”
+ Nhóm 3: Thực hiện tiến đàn “Tưng tưng”
+ Nhóm 4: Thực hiện tiếng chuông “Keng keng” Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.Để trò chơi thêm hứng thú, quản trò có thể điều khiển một lúc 2 tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “Hùm hùm…” và trò chơi được tiếp tục.

2. Ai say ai tỉnh
Chỗ chơi:

Sân rộng có một cây.

Số người chơi
 : 5-40.

Vật liệu: Một vòng tròn đường kính 2 tắc, một gậy dài độ 8 tấc. 
Treo vòng tròn trên vào một canh cây cách mặt đất độ một thước 50. Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng treo.Ai đưa được cánh tay vào giữa vòng tròn thì được 5 điểm. Nếu bị đổ lúc xoay tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.

3.Trời, Đất, Nước

a)Mục đích, ý nghĩa:

Giáo dục cho các em tính nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng     b)Cách chơi:

Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”... Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có em nhầm, nhưng em đó sẽ phải làm các động tác bay, bơi cho tập thể xem.

c) Luật chơi:

- Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà  trả lời chậm thì  bị phạt.

Chú ý: Trước khi thực hiện trò chơi với từng người, quản trò cho tập thể thuộc các từ đó đáp như trên.

4. Chim đầu đàn

a)Mục đích, ý nghĩa:

Rèn luyện cho các em tính linh hoạt, óc quan sát và phán đoán.      Chuẩn bị: Trên bãi rộng, các em chơi đứng thành  vòng tròn. Em đứng giữa được bịt mắt. Một em được chỉ định làm chim đầu đàn.

b)Cách chơi:

Ổn định tổ chức xong, quản trò ra lệnh để  em  bịt mắt bỏ khăn và tìm “Chim đầu đàn”. “Chim đầu đàn” kín đáo, khéo léo làm các động tác: Vỗ tay, vẫy tay, nhảy tại chỗ, ngồi xuống... Các em khác cũng nhanh nhẹn làm theo. Nếu em quan sát phát hiện được người khởi xướng các động tác tức là: “Chim đầu đàn” thì em  đóng chim đầu đàn bị bịt mắt và trò chơi tiếp tục.

c) Luật chơi:

- Trong thời gian quy định, em quan sát không phát hiện ra chim đầu đàn sẽ bị phạt.

- Ai chỉ hay ra dấu hiệu “Chim đầu đàn” cho người quan sát biết cũng bị phạt.

Trao khăn đỏ

a)Mục đích ý nghĩa:     Rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn, thực hiện tốt nội dung Nghi thức Đội     b)Cách chơi:

Người chơi xếp thành hai hàng ngang đối diện nhau mỗi hàng 10 người. Khi lệnh chơi bắt đầu, hai hàng cùng tiến lên giơ tay chào kiểu Đội.  Sau đó, từng đôi tháo khăn quàng của mình, quàng vào cổ bạn, thắt đúng quy cách. Phân đội nào có nhiều người thắt nhanh, đẹp, đúng quy định là phân đội thắng cuộc.

c) Luật chơi:

- Nếu chào sai kiểu Đội thì bị trừ điểm.

- Nếu thắt khăn sai cũng bị trừ điểm.

Tranh bóng

a)Mục đích, ý nghĩa:

Bồi dưỡng cho các em  tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn và khéo léo      b)Cách chơi:

Chuẩn bị: Sân chơi rộng, gồm hai đội có số lượng bằng nhau đứng thành hàng ngang ở hai đầu sân chơi. Khoảng cách từ đội nọ đến đội kia  khoảng 20m. Vị trí trung tâm vẽ một vòng tròn đường kính 1m, đặt quả bóng giữa vòng tròn. Quản trò giao cho 2 em điểm số và giao cho đội A là đội giữ bóng, đội B là đội tìm cách mang bóng ra khỏi sân.

Quản trò gọi bất kì  số thứ tự của 2 em  trong hai đội lên khu vực tranh bóng. Theo quy ước ban đầu, em đội A tìm cách giữ bóng, em đội B tìm cách lấy bóng. Nếu em đội B tìm cách lấy được bóng chạy về, em đội A phải chạy đuổi theo tìm cách chạm được vào người đối phương. Em đội B sẽ là con tin của đội A, và ngược lại nếu không chạm được vào em đội B thì em của đội A là con tin của đội B. Trò chơi tiếp tiếp tục khi nào quản trò tổng kết để biết bên nào bắt được nhiều con tin bên kia thì bên đó sẽ thắng.

c) Luật chơi:

- Trong thời gian quy định mà đội B không lấy được bóng mang về thì  phạm luật.

- Đội B lấy được bóng trên đường mang về đội nhưng bị đội A cản trở hết giờ quy định thì qủa bóng đó không được tính và chơi lại.

Nhảy bao bố

a)Mục đích ý nghĩa:

- Rèn luyện  sức  khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo.

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt     b)Cách chơi:

Chuẩn bị: Bao bố ( bao tải) to để hai người có thể đứng trong bao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi.

Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất.

+ Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai người đứng trong một bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh.

+ Khi có lệnh của quản trò,  từng đôi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng. Khi đôi đầu tiền nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát.

c) Luật chơi:

- Đội nào về đích nhanh nhất là thắng.

Lưu ý:

- Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.

- Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn một bao.

- Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm.

- Khoảng cách xa hay gần tuỳ thuộc vào lứa tuổi học sinh

Ong đốt, kiến cắn, đau bụng

a)Mục đích, ý nghĩa:

Bồi dưỡng cho các em khả năng tập trung tư tưởng, làm quen với phản xạ nhanh nhẹn, linh hoạt     b)Cách chơi:

Chọn vị trí để mọi người cùng nhìn thấy và quản trò đọc to các câu “Ong đốt - Kiến cắn - Đau bụng”. Khi nói “Ong đốt” đồng thời lấy hai tay xoa lên trên đầu - “Kiến cắn” đồng thời lấy lấy hai tay xoa lên mu bàn chân - “Đau bụng” đồng thời lấy hai tay ôm bụng. Em nào ít chú ý sẽ làm nhầm, phải bước lên phía trước một bước hay đứng ra ngoài bàn. Trò chơi tiếp tục đến khi kết thúc. Ai là người bước lên nhiều nhất là người ít chú ý nhất  trong cuộc chơi sẽ bị phạt.

c) Luật chơi:

- Tất cả người chơi phải nhìn lên người quản trò.

- Làm sai theo quy định hoặc làm chậm khi đến lượt thì phạm luật.

Lò cò thắt nút

a)Mục đích, ý nghĩa :

Rèn luyện kĩ năng thắt nút trại     b)Cách chơi:

Các phân đội xếp hàng dọc trước một vạch trên sân điểm số để số người bằng nhau. Mỗi người cầm một dây trại. Chỉ huy ra lệnh và gọi tên một nút nào đó. Người đầu hàng của phân đội vừa nhảy lò cò tiến lên vừa thắt nút. Thắt xong nút bỏ ngay xuống đất và thả chân chạy về đứng ở cuối hàng. Tiếp tục trò chơi như vậy với người thứ hai trên một nút khác... Phân đội nào thắt nút đúng nhất, vị trí thả nút gần vạch xuất phát nhất là đơn vị thắng cuộc.

c) Luật chơi:

- Đến lượt ai mà người đó thắt nút sai theo quy định thì không được tính điểm

- Phải vừa nhảy lò cò vừa thắt nút, thì nút đó mới hợp lệ.

Tầu dồn toa

a)Mục đích, ý nghĩa:

Luyện cho các em tinh thần tập thể, sự khéo léo, tăng cường thể lực.      b)Cách chơi:

Hai em trên cùng đóng giả làm đầu tàu. Khi quản trò ra lệnh (bằng một hiệu còi hay hiệu cờ) hai em đóng giả đầu tầu lùi để nối các toa theo thứ từ trên xuống đến nhóm các em đang chờ ở vạch xuất phát. Tàu nào nối xong trước sẽ tiến lên vị trí ban đầu của đầu tàu.

c)Luật chơi:

- Nếu không bị đứt toa và tàu đó đảm bảo đúng quy định thì thắng cuộc. - Các tàu về sau theo thứ tự  và các tàu thua phải lò cò hoặc chạy vòng quanh khu vực chơi.

Đi theo tín hiệu giao thông

a)Mục đích, ý nghĩa:

Giáo dục các em thực hiện tốt Luật Giao thông
b)Cách chơi:  
Chuẩn bị: Cho các em tập hợp vòng tròn quay mặt vào trong nghe phổ biến trò chơi.     Quản trò cho đơn vị quay phải hoặc trái. Hai tay của em đứng sau đưa lên hai vai em đứng trước làm thành một đoàn tàu

Lệnh bằng một hồi còi

Quy ước:

- Tay đưa ngang (đèn xanh)

- Tay đưa cao trên đầu (đèn đỏ)

- Tay đưa chéo (đèn vàng)

Theo quy ước trên của quản trò mà tàu đi nhanh (đèn xanh), tàu đi chậm (đèn vàng), tàu dừng (đèn đỏ). Lệnh được phát ra liên tục sẽ có em nhầm chân.

c) Luật chơi:

- Người bị nhầm theo qui ước là người phạm luật.

Đối đáp

a) Mục đích, ý nghĩa:

- Rèn luyện vốn từ ngữ, trí nhớ, phản xạ, tư duy, nhanh nhẹn.

- Tạo không khí sôi nổi để học tập , hoạt động.    b) Cách chơi:

- Chuẩn bị: Bảng, phấn ( giấy trôki khổ A0, bút)

- Nội dung: Nói những từ ngữ cùng chữ cái, có nghĩa.

- Hướng dẫn:

+ Quản trò cho tập thể đọc theo nhịp câu sau: “ Con cò con cù con cò cái, con cò cái cù con cò con, cò cù cò, cái cù cái”

+ Quản trò chia tập thể chơi thành 2 đội, các đội phải tìm từ để ghép.

Ví dụ: Quản trò cho đội 1 từ “ cõng”, đội 2 từ “ cười”.

Đội 1 nói: “Con cò con  cõng con cò cai, con cò cái cõng  con cò con, cò cõng cò, cái cõng cái”

Đội 2 nói: “Con cò con cười con cò cái, con cò cái cười con cò con, cò cười cò, cái cười cái”

c) Luật chơi:

- Không được nói lại từ mà đội bạn đã nói.

- Đội nào chưa nói được quản trò đếm đến 5 (hoặc 10 tuỳ theo đối tượng  chơi); nếu đội đó vẫn không nói được là thua cuộc.

- Đội thắng ngoài việc nói theo lượt phải nói thêm được một lần nữa.

Đặt tên cho bạn

a) Mục đích, ý nghĩa        - Rèn luyện vốn từ ngữ, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt, hài hước.         - Tạo không khí vui vẻ đoàn kết thân thiện.|

- Biết tên nhau khi tổ chức các buổi giao lưu.        b)Cách chơi

- Nội dung: Nói tên bạn và một đặc điểm tính cách theo chữ cái đầu của tên  bạn.

- Hướng dẫn:

Quản trò nói: “ Tôi thương, tôi thương”

Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”

Quản trò nói:  “Lan lúc lắc”

Lan nói: “Tôi thương, tôi thương” .

Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”

Lan nói: “Hải him híp”.

Hải nói: “Tôi thương, tôi thương”

Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”

Hải nói: ........

Cứ thế trò chơi diễn ra.

c) Luật chơi:

- Phải nói được tên bạn và 2 từ ghép có cùng chữ cái đầu của tên bạn cho có nghĩa.

- Ai ngập ngừng không nói hoặc chậm nhịp là phạm luật.

- Nói không có nghĩa hoặc khác chữ cái đầu của tên bạn là phạm luật.

- Một bạn có thể nhắc đến nhiều lần nhưng không được nói lại từ mà bạn trước đã nói.

- Hai người có thể đối đáp tay đôi nhưng không được nhắc lại từ  mình đã ghép lần trước.

- Có thể chỉ nói 1 từ hoặc 1 cụm từ nhưng phải có nghĩa và cùng chữ cái đầu. Ví dụ: Lan lắt la lắt léo, Lan lúng liếng,....

Dẫn bóng

a) Mục đích ý nghĩa:

- Giúp các em có phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo.     - Rèn luyện sức khoẻ và kĩ năng dẫn bóng.     - Tạo không khí vui vẻ để học tập và rèn luyện.      b)Cách chơi

- Đội hình: Hàng ngang hoặc hàng dọc.

- Nội dung: Đưa bóng theo qui định đến đích.

- Chuẩn bị:

+ Bóng đá hoặc bóng chuyền, số lượng bằng số đội chơi.

+ Ghế 4 chân, số lượng gấp đôi số đội chơi.

Hướng dẫn:

Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng bằng nhau (đều nam, nữ). Mỗi đội khoảng từ 8 - 10 em. Trong mỗi đội lại được chia làm 2 nhóm nhỏ (số lượng mỗi nhóm bằng nhau).

Hai nhóm của mỗi đội đứng ở hai vạch qui định đối diện nhau. Giữa hai nhóm đặt 2 ghế.

Khi có lệnh chơi, người số 1 của nhóm 1 dẫn bóng đến đưa cho người số 1 của nhóm của nhóm 2, trong khi dẫn bóng phải cho bóng chui qua 2 ghế, còn người chơi nhảy qua ghế. Khi người số 1 của nhóm 2 nhận bóng lại dẫn trở lại qua 2 ghế cho người số 2 của nhóm 1, cứ thế cho đến người cuối cùng.

- Bóng phải chui qua hai ghế, người chơi phải nhảy qua.

- 2 Ghế xếp so le nhau.

- Đổ ghế là phạm quy, trở về vị trí xuất phát chơi lại.

Đội nào không phạm luật 10 điểm.

Tổng số điểm đội nào cao nhất là đội đó thắng cuộc

c)Luật chơi:

- Bóng không chui qua 2 ghế trừ 1 điểm.

- Người chơi không nhảy qua ghế trừ 1 điểm.

- Đổ ghế trừ 2 điểm

- Đội nào nhanh nhất là thắng cuộc.

Lưu ý:  Có thể tăng thêm nhiều ghế để tăng mức độ khó của trò chơi.

Ban nhạc đặc biệt

a)Mục đích, ý nghĩa:

-Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.   

b)Cách chơi:

- Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ tay của quản trò lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp  chíp..., Gà mái kêu cục...cục... Gà trống kêu: ò, ó, o, o. Lệnh được phát ra liên tục cho ba nhóm sẽ tạo ra bản nhạc rất vui.

Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại nói tên gà của nhóm khác, các em sẽ phát hiện ra tiếng kêu nhầm.

c) Luật chơi:

- Quản trò chỉ tay nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm hoặc đọc sai theo quy định thì phạm luật