Người trẻ 'viết tiếp tương lai'
(Cập nhật: 5/2/2018 4:20:15 PM)
30/4/1975 – Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là mốc son chói lọi trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc của cha ông, mà đó còn là thời khắc Việt Nam ghi tên mình lên bản đồ lịch sử thế giới về một dân tộc bất khuất, kiên cường. 43 năm đã qua, với những người trẻ dù chưa từng sống trong thời khắc oanh liệt nhất của đất nước, song niềm tự hào vẫn cuộn chảy trong lòng họ khi nhắc đến ngày lịch sử của đất nước.
ộng lực để phấn đấu
Nguyễn Thị Huyền (28 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện đang học thạc sĩ ngành Phát triển quốc tế học tại Thái Lan theo dạng học bổng toàn phần của ASEAN. Trong cảm nhận của một người trẻ trong thế hệ đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ ngày nay, Nguyễn Thị Huyền tự hào khi bản thân được học tập và cống hiến không chỉ vì niềm say mê của bản thân, mà còn để xứng đáng là công dân của đất nước Việt Nam.
Huyền nói, Việt Nam ta được biết đến là một đất nước có truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc lâu đời. Các thế hệ cha ông đã tạo nên những chiến thắng vẻ vang, hiển hách mà sử sách còn lưu giữ ngàn đời nay. Một công dân Việt Nam lớn lên trong thời đại hòa bình như tôi rất đỗi tự hào về điều đó. Tôi luôn lấy đó làm nguồn cảm hứng, làm động lực để nhắc nhở bản thân phải cố gắng, phải phấn đấu hơn nữa để tiếp nối những gì cha ông đã từng làm, để xứng đáng với ba chữ: người Việt Nam.
Nguyễn Thị Huyền lấy ngày 30/4 làm nguồn cảm hứng, làm động lực để nhắc nhở bản thân phải cố gắng. |
Cô gái 9X đời đầu chia sẻ, là một người trẻ được tiếp cận nhiều điều kiện học tập, lao động thuận lợi, Huyền luôn nghĩ mình cần phải làm điều gì đó trong khả năng của mình. “Vì với tôi, nếu mỗi người chung tay cùng làm tốt một điều nhỏ, thì sẽ có tác động rất lớn đến sự thay đổi và đi lên của xã hội loài người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng”, Huyền bộc bạch.
Nghĩ là làm, sau khi tốt nghiệp đại học năm 2014, Nguyễn Thị Huyền quyết dành một khoảng thời gian của tuổi thanh xuân để làm nên dấu ấn cho cuộc đời: tiến ra mảnh đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang làm tình nguyện viên toàn thời gian để dạy tiếng Anh và kỹ năng cho các em học sinh đồng bào các dân tộc Mông, Tày, Dao, Thái, Mường, Lô Lô, Giáy…
Trong suy nghĩ của mình, cô gái phương Nam Nguyễn Thị Huyền cho rằng, giáo dục chính là cánh cửa rộng mở cho tương lai cho các em. Trong quá trình giảng dạy, vì muốn để các em vững lòng và tiếp tục được học tập mà không lo đến chi phí, Huyền còn thực hiện một hành trình sẽ còn mãi là kỷ niệm tuyệt vời trong cuộc đời cô: đạp xe xuyên Việt cùng một tình nguyện viên quốc tế đến từ Thụy Sĩ để gây quỹ giúp các em nhỏ vùng cao.
“Chuyến hành trình ấy không những đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của tôi, chứng tỏ điều mình dám nghĩ dám làm đối với tuổi trẻ, mà qua hành trình này, tôi đã góp sức giúp cho các em học sinh của mình tiếp tục được theo đuổi con đường chinh phục tri thức, được học thêm cái chữ để giúp các em no cái bụng sau này”, Huyền nói.
Sinh ra và lớn lên khi đất nước được hòa bình, thống nhất, nước nhà đang bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế, bản thân tôi thấy mình thật may mắn nhưng cũng thấy được trách nhiệm của thế hệ mình - thế hệ xây dựng và phát triển đất nước. Đấu tranh trong thời bình cũng là sự đấu tranh không kém phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội nước nhà.
Hoàng Minh Tuấn, cựu thành viên đoàn đại biểu Việt Nam tham gia chương trình Tàu Thanh niên Ðông Nam Á - Nhật Bản |
Với Hoàng Minh Tuấn, cựu thành viên đoàn đại biểu Việt Nam tham gia chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản cảm thấy mình rất may mắn khi có cơ hội được sống và làm việc trong một môi trường năng động hiện tại. Theo Minh Tuấn, tuy còn nhiều thử thách nhưng cũng có nhiều cơ hội dành cho những người trẻ như mình.
May mắn có được cơ hội tham gia các chương trình giao lưu với bạn bè quốc tế giúp Tuấn hiểu hơn về con người và văn hoá của nhiều quốc gia khác nhau. “Mỗi cung đường tôi đặt chân đến, mỗi người tôi gặp đều là những trải nghiệm đáng quý, giúp tôi làm giàu thêm trải nghiệm sống của bản thân và có cái nhìn sâu hơn về suy nghĩ cũng như trăn trở của các bạn trẻ trong khu vực. Các bạn trẻ tôi gặp, họ đều là những người giàu ước mơ và hoài bão. Tôi và họ lan truyền cảm hứng, nhiệt huyết của người trẻ trong thời hội nhập”, Hoàng Minh Tuấn tâm sự.
Là đại diện của lớp trẻ lớn lên và có cơ hội khám phá nhiều chân trời tri thức rộng mở của thời đại mới, Minh Tuấn cho rằng thế hệ trẻ là bộ mặt của đất nước, do đó việc trau dồi ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng sống là điều cần thiết để có thể đóng góp phần nào đó nâng cao tri thức của nhóm dân số trẻ Việt Nam. “Tôi tin rằng điều này sẽ giúp cho đất nước mình có thêm nhiều công dân trẻ có đủ trí tuệ và đạo đức để cùng chung tay xây dựng một Việt Nam phát triển hơn trong tương lai và tạo nên một hình ảnh đẹp về công dân trẻ toàn cầu trong mắt bạn bè quốc tế”, chàng trai từng tham gia hành trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) năm 2017 chia sẻ.
Nguyễn Vũ Phong mong muốn góp sức mình xây dựng bảo vệ Tổ quốc |
Phấn đấu để tiếp bước cha ông
Nguyễn Vũ Phong (23 tuổi) - sinh viên năm 4 Viện khoa học ứng dụng tương tác trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH): Mong muốn góp sức mình xây dựng bảo vệ Tổ quốc. May mắn sinh ra khi đất nước hòa bình, thống nhất, nhưng qua những bài học lịch sử, tôi vô cùng biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu để giành lại độc lập cho nước nhà.
Lịch sử Việt Nam cùng bề dày truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời, đã trở thành một dấu ấn đậm nét trong tâm hồn con người Việt Nam. Đất nước ta đã trải qua hàng trăm, hàng ngàn cuộc chiến cam go quyết liệt. Ở đó phẩm chất dũng cảm, kiên cường, thông minh sáng tạo cùng lòng yêu nước nồng nàn luôn rực sáng. Ngày 30/4/1975, ngày đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Bắc Nam thống nhất một nhà. Đây là mốc son chói lọi, đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Là một người thanh niên trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, không chỉ tôi mà tất cả các bạn sinh viên, học sinh đều mong muốn sẽ đóng góp không nhiều thì ít sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là những tri thức trẻ, chúng tôi mong muốn được đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học, kinh tế và xã hội của đất nước, góp phần nâng cao văn hóa cho xã hội, đồng thời mang lại vinh quang cho trí tuệ Việt.
Không chỉ phấn đấu trong học tập, tôi còn tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện như mùa hè xanh, đến những vùng sâu vùng xa giúp đỡ bà con, dạy chữ cho trẻ em nghèo… Bằng tâm huyết, sự cố gắng không ngừng, tôi đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng năm 2017 ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó chính là động lực để tôi phấn đấu nhiều hơn, dấn thân nhiều hơn để tiếp bước cha anh.
Ngày nay chúng ta đang sống và vinh dự được hưởng không khí hòa bình, tự do, hạnh phúc đó là nhờ có các bậc cha ông đi trước đã kiên cường, anh dũng chiến đấu, hy sinh xương máu để bảo vệ nước nhà. Vì thế, trong sâu thẳm trái tim mình tôi vô cùng biết ơn và luôn luôn nhớ công lao của tiền nhân, từ đây phấn đấu rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày một phát triển, tươi đẹp hơn nữa.
Nguyễn Ngọc Ững tự hào và trân quý khi được sống trong hoà bình và độc lập. |
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, khi ông bà đều tham gia vào hai cuộc kháng chiến huyền thoại của dân tộc, trong đó có người đã từng được cử sang Liên Xô để học tập và chế tạo máy bay chiến đấu, sinh viên Nguyễn Ngọc Ững (SV Học viện Hành chính quốc gia phân viện TPHCM) cho biết chị cảm thấy vô cùng tự hào và trân quý khi được sống trong hoà bình và độc lập.
"Là một người trẻ được hưởng thụ tất cả những gì tuyệt vời nhất mà ông cha đã xả thân quên mình mang lại, tôi luôn tự nhủ bản thân phải không ngừng cố gắng, nỗ lực trong học tập cũng như các hoạt động Ðoàn, Hội, trở thành một công dân có ích, gương mẫu để góp sức mình xây dựng quê hương".
Nguyễn Ngọc Ững
Trong khoảnh khắc ngày 30/4 đang cận kề, Ững cho biết, dù là người trẻ, dù không tận mắt chứng kiến những chiến thắng tự hào của dân tộc, nhưng qua lời kể của những thế hệ đi trước, qua những thước phim tư liệu, bản thân mình luôn cảm thấy cần có trách nhiệm trước những sự hi sinh quên mình của các thế hệ cha ông.
Hơn 40 năm trôi qua, không còn tiếng súng, tiếng bom. Bầu trời cũng chẳng còn u ám một màu đen khói lửa. Nhưng tiếng lòng và nỗi đau mất người thân, nổi đau thể xác - tinh thần vẫn còn ở đó. Ở trong tim những người còn sống. Nỗi đau chất độc da cam vẫn hiện hữu. Là một người trẻ được hưởng thụ tất cả những gì tuyệt vời nhất mà ông cha đã xả thân quên mình mang lại, tôi luôn tự nhủ bản thân phải không ngừng cố gắng, nỗ lực trong học tập cũng như các hoạt động Đoàn, Hội, trở thành một công dân có ích, gương mẫu để góp sức mình xây dựng quê hương.
Lê Thị Huyền: Ngày 30/4 là ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. |
Góp sức trẻ cho quê hương, đất nước
Là một sinh viên Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM, Lê Thị Huyền sớm tiếp xúc những tư liệu về các cuộc cách mạng của cha ông nên cô hiểu rõ về những mất mát, đau thương, sự hi sinh của cha ông để có được sự bình yên ngày hôm nay.
Nhớ lại hồi nhỏ, Huyền cho hay, là một người con sinh ra khi không còn chiến tranh nên khi chưa tiếp xúc được thông tin, cô không có ấn tượng mạnh với ngày 30/4. Thế nhưng, khi lớn lên, kiến thức dần được bồi đắp và qua lời kể của thế hệ trước, Huyền cảm nhận được rằng, ngày 30/4 là ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Ngày nhỏ, chỉ trông đến ngày 30/4 để được nghỉ học. Nhưng lớn dần lên, mình mới nhận ra đây không chỉ đơn giản là ngày để nghỉ học, mà nó rất đặc biệt. Ngày này có lẽ người ta hay nghĩ về quá khứ, về những chiến công, những mất mát đau thương và sự hi sinh thầm lặng để có được đất nước thái bình hôm nay.
Riêng tôi, tôi nhìn ngày này từ những người còn sống. Tôi nghĩ về những bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Họ đã hiến dâng cho đất nước này, Tổ quốc này những người con ưu tú. Tôi nghĩ về những thương binh, bệnh binh. Họ đã sống cả trong thời chiến và thời bình, đi qua hai thái cực của sự đau thương và hạnh phúc. Tôi nghĩ đến những thế hệ mới, họ sống trọn trong thời bình, đã cống hiến và xây dựng đất nước này như thế nào, đã làm tròn trách nhiệm của một công dân may mắn hay chưa? Tôi nghĩ về bản thân mình. Là một người trẻ, tôi còn phải tìm hiểu thật nhiều về lịch sử và bài học của cha ông để làm vững hơn đôi chân của mình. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ những điều nhỏ thôi để góp sức mình kiến tạo một đất nước giàu mạnh.
Giờ đây, là một sinh viên Báo chí, tôi càng có nhiều điều kiện để tiếp cận với thông tin, với những người ông, người cha dù chiến tranh đã trôi qua nhiều thập kỷ nhưng vẫn phải mang trong mình nhiều vết thương trên cơ thể. Có những người có những người con sinh ra trong thời bình nhưng vẫn chịu nỗi đau của chiến tranh từ chất độc da cam. Tôi tự nhủ mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là một công dân tốt, hữu ích, để không hổ thẹn với cha ông mình…
Nguyễn Phương Huyền Diễm luôn cố gắng nỗ lực để hoàn thiện bản thân, thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn, đền ơn đáp nghĩa. |
Học tập để vươn ra thế giới
Cũng có cảm xúc đặc biệt khi nhắc đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nguyễn Phương Huyền Diễm (Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Văn Hiến TPHCM) bày tỏ, mình sẽ luôn cố gắng nỗ lực để hoàn thiện bản thân, thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn và phong trào đền ơn đáp nghĩa. Diễm cho hay, nhờ ngày kỷ niệm 30/4 mà cô có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử của đất nước.
Nhớ lại những kỷ niệm khi đến thăm các cựu chiến binh và được nghe kể về cuộc kháng chiến hào hùng, Diễm càng cảm nhận được sự quý giá của nền độc lập, hoà bình và những hi sinh mất mát trong thời chiến to lớn như thế nào.
Từ những câu chuyện đó, Diễm tự nhủ mình là một người trẻ phải học hỏi những người đi trước bảo vệ đất nước và góp chút sức lực của mình để đất nước ngày càng phát triển hơn. Mình luôn tâm niệm rằng, ông cha ta đã có công giữ nước, là thế hệ đi sau phải góp sức xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước được phồn vinh.
Nguyễn Trường Giang luôn tự nhủ với bản thân mình phải không ngừng nỗ lực sống tốt, sống có ích. |
Còn đối với đảng viên trẻ Nguyễn Trường Giang, những câu chuyện qua lời kể của mẹ về người ông anh hùng- một liệt sĩ đã hun đúc ý chí và tinh thần nỗ lực của chàng trai 24 tuổi từ những ngày còn rất nhỏ. Sinh trưởng trong gia đình có cha và chị đều là đảng viên, việc được đứng vào hàng ngũ Đảng là ước mơ và mục tiêu phấn đấu của Giang từ thời còn học phổ thông.
“Thắp từng nén hương, trong lòng tôi dâng lên nhiều cảm xúc rất lạ. Tôi luôn tự nhủ với bản thân mình phải không ngừng nỗ lực sống tốt, sống có ích, mạnh mẽ vượt lên nghịch cảnh, phấn đấu không chỉ cho bản thân mình mà còn để giúp đỡ mọi người xung quanh”.
Nguyễn Trường Giang
Sau khi tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình II, Giang may mắn được tạo điều kiện học lớp cảm tình Đảng và cuối cùng cậu sinh viên trẻ cũng thực hiện được ước mơ của mình. Tâm sự với PV, Giang bảo thực chất tình yêu quê hương đất nước lại bắt nguồn từ chính tình yêu gia đình, từ lòng biết ơn và tự hào về ông bà, cha mẹ. “Thanh niên trong thế hệ ngày nay không chỉ phải ra sức học tâp mà còn không ngừng phấn đấu rèn luyện trong các hoạt động xã hội”, Giang nhấn mạnh.
Ngày được đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ tại huyện Cần Giờ, Giang kể mình đã rất xúc động khi được nghe những câu chuyện của những cô, chú liệt sĩ đã hi sinh, đánh đổi bằng xương máu để mang lại hòa bình cho dân tộc.
“Thắp từng nén hương, trong lòng tôi dâng lên nhiều cảm xúc rất lạ. Tôi luôn tự nhủ với bản thân mình phải không ngừng nỗ lực sống tốt, sống có ích, mạnh mẽ vượt lên nghịch cảnh, phấn đấu không chỉ cho bản thân mình mà còn để giúp đỡ mọi người xung quanh”, Giang tâm sự.
Doanthanhnien
Tin tức khác
- Gia Lai: Sân chơi “Chúng em với phòng, chống tai nạn đuối nước”cho thiếu nhi dân tộc thiểu số
- Bạc Liêu: “Thiếu nhi kể chuyện Bác Hồ” năm 2018
- Bình Phước: Sôi nổi “Ngày hội thiếu nhi vui, khỏe - Tiến bước lên Đoàn”
- Hà Nam: Sôi nổi Hội thi "Chỉ huy Đội giỏi" cấp tỉnh
- Trao 90 giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14
- Khai mạc Hội nghị triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI về công tác phụ trách Đội
- Phát huy vai trò của đoàn viên thanh niên trong tuyên truyền xây dựng nông thôn mới
- Tuổi trẻ Việt Nam - Cuba sẽ kế thừa xứng đáng truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước
- Phát triển thanh niên đồng thời gắn với phát huy thanh niên
- Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội “Tháng Ba biên giới” tại Đình Lập (Lạng Sơn)
- Trung ương Đoàn tuyển chọn thanh niên tiêu biểu đi thăm Trường Sa 2018
- Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn sẽ đối thoại với đoàn viên, thanh niên cả nước
- Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017
- Đoàn Thanh niên cơ quan Trung ương Đoàn hưởng ứng "Chủ nhật xanh"
- Khai mạc Hội trại “Tuổi trẻ Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”